top of page

Tư tưởng kinh tế của
John M. Keynes (1883 - 1946)

Tư tưởng kinh tế của 
John M. Keynes (1883 - 1946)

Tư tưởng kinh tế của John M. Keynes có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lý thuyết cũng như các chính sách kinh tế kể từ nửa đầu thế kỷ 20 đến nay. Keynes được coi là người sáng lập nổi bật của nền kinh tế đại tượng hiện đại. Những ý tưởng của ông đã hình thành nền tảng kinh tế học của trường phái Keynesian. Cuốn sách của ông, Lý thuyết Tổng Quát Về Nhân Dụng, Lãi Suất và Tiền Tệ (1936), đã mở đường cho các chính sách kinh tế dùng để đối phó với các cuộc suy thoái kinh tế. Theo Keynes, số cầu tổng hợp[1] gồm có ba phần: tiêu thụ, đầu tư và chi tiêu của chính phủ. Vì chi tiêu của chính phủ là một phần của số cầu tổng hợp, trong giai đoạn suy thoái kinh tế, chính phủ có thể điều động chi tiêu để kích thích số cầu tổng hợp để khôi hồi mức nhân dụng hoàn toàn và ổn định nền kinh tế. Với khái niệm này, Keynes ủng hộ việc vay tiền để chi tiêu - - chi tiêu thiếu hụt - - để tăng mức tiêu thụ và giảm nạn thất nghiệp.

Sau Thế Chiến II, hầu hết các nước tư bản Tây phương đã áp dụng các ý tưởng và các khuyến nghị về chính sách của Keynes. Gần đây, chính quyền Obama đã áp dụng chính sách Keynesian để đối phó với cuộc suy thoái kinh tế 2007-2009.

Thiết tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng mặc dù ủng hộ việc chi tiêu thiếu hụt của chính phủ để đối phó với các cuộc suy thoái kinh tế, Keynes là người ủng hộ mạnh mẽ nền kinh tế thị trường tự do. Thật vậy, ông viết,

"[Tôi] không có một phản đối nào chống lại các phân tích của phái kinh tế học cổ điển, theo đó tư lợi cá nhân quyết định những sản phẩm nào được sản xuất, các yếu tố sản xuất sẽ được phối hợp với những tỷ lệ nào để sản xuất ra những sản phẩm đó, và giá trị của sản phẩm sau cùng sẽ được phân phối như thế nào ... "- John M. Keynes.

Theo Keynes, sau khi đạt được mức toàn dụng nhân công, nền kinh tế nên hoạt động trở lại theo khuôn khổ của thị trường tự do. Những ý tưởng kinh tế của Keynes đã có ảnh hưởng lớn đến các nhà kinh tế học sau nầy; tuy nhiên, lý thuyết của ông đã được các kinh tế gia theo trường phái Keynesian như John Hicks, James Tobin, Paul Samuelson và Robert Solow liên tục phê bình, sửa đổi và mở rộng.


[1] Số cầu tổng hợp là tổng số cầu của các hàng hoá sau cùng (final goods) và dịch vụ trong nền kinh tế trong một thời điểm.

           MỤC LỤC

 

           HOME

 -Lời tâm giao

  

 

            CHỦ ĐỀ:

 

-TÔN GIÁO

-Thánh lễ hằng ngày

-Suy niệm Lời Chúa

-Thánh ca

-Phim ảnh Công giáo

-Sách Công giáo

-Chúa có chọn Đức Giáo Hoàng không?

-Tiểu sử của Tân Giáo Hoàng

-Đức Giáo Hoàng Leo ‘là người lý tưởng để lãnh đạo Giáo Hội vào thời điểm này

-Giáo hội năm 2050

-Kho tàng ở tầm tay bạn

-Ai đang ở dưới hỏa ngục?

-KINH TÊ

-Tư tưởng kinh tế của John M. Keynes

-Mù Chữ Về Kinh Tế Của Công Chúng Hoa Kỳ

-Tại sao trên thế giới  có những quốc gia quá giàu, lại có những quốc gia quá nghèo

-Chỉ số Dow Jones, Nasdaq và S&P 500

-Tăng trưởng và phát triển kinh tế

-Tầm quan trọng của Tư tưởng và Hệ thống kinh tế

-Nguyên Nhân Của Nạn Lạm Phát

-Đầu tư trên thị trường

    chứng khoán

-Bàn Về Thiết Hụt Ngân              Sách  Và Quốc Trái Hoa Kỳ.

-XÃ HỘI

-NCAA - Nơi ương mầm chồi xuân cho nền thể thao Mỹ quốc

-Phá vỡ 5 huyền thoại sai lầm về lão hóa

-Nhật ký của một linh hồn

-Những cách chữa trị dị thường nhất

-12 sự kiện mở đường thời Internet

-Tầm nhìn của một Thiên tài

-Làm thế nào để trở thành         một Bác sĩ Y khoa?

 

TRUYỆN

-Cái chết của gã cao bồi cô độc

-Saigon niềm nhớ không tên 

-Góc kỷ niệm

-Người Mỹ khắc khổ
-Một sáng Chủ nhật

-Tiếng chim gọi đàn

-Tình đến...rồi đi!

-Thương tiếc Michel Thọ

​​THƠ

-Gởi gắm chút tình thôi

-Saigon bây giờ

-Ngày về

-Đêm nay gió chẳng sụt sùi

-Không đề

-Mưa tháng tư

-Chuyến tàu đêm

-Một thoáng bên đường

-Nhớ thương

-Thơ xướng họa

-Khi dòng sông bật khóc

-Tuổi già...và Thơ

-Bài thơ hạnh ngộ

-Tương phùng

-Thơ thuận nghịch

-Bạn Bè Gặp Lại Nhau

-Thơ con cóc 5

-BẠN CŨ  TRƯỜNG XƯA

 -Exluros Hải ngoại

-Exluro Saigon

-Cảm nghĩ về mái trường Chủng Viện Thánh Giuse

-Các lớp TCV

-Anh em gặp nhau

-Thương tiếc

-Liên lạc

LƯU TRỮ

Xem lại những bài đã đăng

 

2.gif
newquay.gif
bottom of page