top of page

TRUNG CỘNG CÓ THỂ VƯỢT QUA MỸ

               ĐỂ LÀM BÁ CHỦ THẾ GIỚI?

Trung cong.jpg

Trong những năm gần đây, một số nhà báo cũng như khá đông quần chúng cho rằng Trung cộng là một mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ và đồng minh. Một lý do quan trọng của quan điểm nầy là Trung cộng có thể vượt thắng Hoa Kỳ vì chính phủ độc tài, độc đảng Trung cộng có mưu đồ làm bá chủ hoàn cầu qua việc thiết lập và thực hiện các kế hoạch táo bạo ngắn hạn cũng như dài hạn (chiến lược) mà không thể bị bất cứ cá nhân hoặc đoàn thể nào trong nước cản trở, cũng như không phải lo bị áp lực hoặc búa rìu dư luận của quần chúng.

 

Như Liên Bang Xô Viết trước đây, Trung cộng đề ra những kế hoạch 5 năm (five- years plans)[i], và các kế hoạch dài hạn như “Sáng Kiến Vòng Đai và con Đường”[ii] (The Belt and Road Initiative) và “Sản xuất tại Trung Hoa 2049” (Made in China 2049). Những kế hoạch nầy mới nghe qua có vẻ như chỉ thuần về kinh tế, nhưng đọc kỷ người ta sẽ thấy rõ mục tiêu của Trung cộng là làm đủ mọi cách để tiến đến vị trí hàng đầu trên thế giới về đủ mọi phương diện gồm cả kinh tế, quân sự và ngoại giao.[iii]

 

Trong khi đó Hoa kỳ có vẻ là không có một kế hoạch nào được công bố rõ ràng. Thêm vào đó chính trị Hoa Kỳ thoạt nhìn, người ta thấy nó rất “lộn xộn” và chia rẽ hầu như không thể hàn gắn được. Ngoài ra, Chính phủ Hoa kỳ rất nhạy cảm với dư luận quần chúng và luôn phải trả lời những thắc mắc của người dân. Hơn nữa bất cứ một dự án nào của chính phủ (đặc biệt là cơ quan hành pháp, đứng đầu là Tổng Thống) cũng phải được bàn thảo trước khi được chuẩn nhận hoặc bác bỏ bởi Quốc hội lưỡng viện.[iv] Do đó, Tổng thống Hoa Kỳ thường gặp khó khăn khi đề nghị những chương trình to lớn hoặc táo bạo. Trước bối cảnh đó một câu hỏi quan trọng cần được đặt ra: “Liệu các kế hoạch ngắn và dài hạn có thể giúp cho Trung cộng làm bá chủ hoàn cầu vào năm 2050 không?”

 

Dĩ nhiên với tầm “nhìn xa” của Tập Cận Bình, ông ta sẽ trả lời là “Nhất Định Là Có.” Tuy nhiên, dựa trên những nghiên cứu khách quan, câu trả lời dứt khoát là “KHÔNG” vì những lý do sau đây.

 

1./ Tin rằng một quốc gia độc tài sẽ vượt thắng một cường quốc Dân Chủ Tự Do như Hoa Kỳ là trái ngược với thực tế của lịch sử. Lịch sử cho thấy các kế hoạch lâu dài của các nhà độc tài chẳng những không thành công mà còn đem đến những thảm họa to lớn cho đất nước của họ. Điển hình nhất là Mao Trạch Đông đã thất bại từ kế hoạch nầy đến kế hoạch khác, từ “Bước Tiến Nhảy Vọt” (The Great Leap Forward), rồi “Chiến dịch Trăm hoa đua nở “(Hundred Flowers Campaign), đến “Cuộc Cách mạng văn hóa” (The Cultural Revolution). Kết quả của “Bước Tiến Nhảy Vọt” là khoảng 15 đến 55 triệu dân Trung Hoa Lục Địa bị chết đói, một nạn đói lớn nhất trong lịch sử của nhân loại.[v] Chiến dịch Trăm hoa đua nở đưa đến “Phong trào chống Khuynh hữu” (Anti-Rightist Movement). Kết quả của phong trào nầy là 300,000.00 trí thức Trung Hoa bị đưa vào các “trại cải tạo”, tù ngục hoặc bị xử tử.[vi] Cũng tương tự, kết quả của “Cuộc Cách Mạng Văn hóa” là hằng triệu người bị giết.[vii]

 

Rõ ràng hơn, Liên Bang Xô Viết đã từng thiết lập và thực hiện 13 kế hoạch 5 năm. Kế hoạch 5 năm thứ 13 được hoạch định cho 5 năm 1991-1995. Tuy nhiên những kế hoạch nầy đã không thành công mà còn làm cho Liên xô phải sụp đổ vào cuối năm 1991.[viii]

 

Thực tế lịch sử cho thấy rõ rằng các kế hoạch của các nước độc tài chẳng những không thành công mà còn mang đến thảm họa cho người dân hoặc sự sụp đổ của chế độ, hoặc cả hai.

 

2./ Những kế hoạch của các nhà độc tài không được bền vững và rất dễ đổ vỡ: Các nhà độc tài như Hitler, Lenin, Mao Trạch Đông hoặc Tập Cận Bình có thể lập ra bất cứ một kế hoạch nào mà họ muốn dựa trên ý thức hệ, quan niệm cá nhân hoặc ngẫu hứng của họ mà không bị cản trở hoặc phản đối trong nước. Vì các nhà độc tài có quyền lực tuyệt đối nên họ có thể hủy bỏ hoặc thay đổi hoàn toàn các kế hoạch mà họ đề ra bất cứ lúc nào. Một thí dụ điển hình là Mao Trạch Đông ra lệnh thực hiện “Chiến dịch trăm hoa đua nở” nhằm khuyến khích người dân chỉ trích và phê bình đường lối của chính phủ để giúp chính phủ sửa sai và cải tổ đường lối của đảng và nhà nước cho tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, sau khi nhận được những phê bình, chỉ trích kịch liệt về chính sách của đảng và nhà nước từ giới trí thức như giáo sư và sinh viên đại học cũng như các thức giả, Mao Trạch Đông bất bình, lo sợ nội loạn liền bãi bỏ “Chiến dịch Trăm hoa đua nở” và khởi động “Phong trào chống khuynh hữu” để thanh lọc hằng trăm ngàn người trí thức mà ông ta nghĩ là có khuynh hướng đối lập.

 

Ngoài ra, mỗi khi có thay đổi lãnh đạo, nhà độc tài kế nhiệm thường bãi bỏ chính sách và kế hoạch của nhà độc tài tiền nhiệm. Ở Trung Hoa Lục Địa, sau khi Mao Trạch Đông qua đời Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền và lập tức bãi bỏ nền kinh tế chỉ huy được Mao Trạch Đông thành lập theo mô hình kinh tế của Liên Bang Xô-Viết, đồng thời đề ra một chiến lược khá tự do bằng cách áp dụng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (socialist market economy) để tăng trưởng kinh tế đồng thời chủ trương che giấu khả năng của mình để chờ cơ hội ở hải ngoại.

 

Ngày nay Tập Cận Bình đã bãi bỏ sách lược “nằm chờ” của Đặng Tiểu Bình và không ngần ngại phô trương “bắp thịt quân sự” của Trung cộng, đồng thời sửa hiến pháp để tự mình trở thành một nhà độc tài suốt đời. Trong chiều hướng đó, Tập Cận Bình có thể lôi kéo Trung cộng vào một đường hướng mới táo bạo và đầy rủi ro hơn theo ý thích của mình. Chẳng những họ Tập không che giấu sức mạnh mà còn biểu dương lực lượng quân sự bằng cách xâm chiếm các lãnh địa tranh chấp với các nước láng giềng ở Biển Đông,[ix] và tiến hành các cuộc tập trận với Nga ở Châu Âu.

 

Hướng đi mới của Tập Cận Bình đưa đến ít nhất 2 bất lợi thấy rõ cho Trung cộng. Thứ nhất, nỗ lực quân sự sẽ làm trì trệ nỗ lực phát triển kinh tế (Cuộc chạy đua vũ khí giữa Liên Xô và Hoa kỳ đã đưa đến sự sụp đổ nền kinh tế của Liên Xô). Thứ hai, cuộc biểu dương quân sự của Tập Cận Bình đã khiến Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và Hoa Kỳ tạo ra một liên minh 4 nước để đối phó với Trung cộng tại Thái Bình Dương. Liên minh Âu châu tuyên bố Trung cộng là một “đối thủ có hệ thống” (a systemic rival) và đàm thảo thỏa hiệp mậu dịch với Ấn độ nhằm loại bỏ Trung cộng.[x]

 

3./ Kế hoạch trường kỳ (chiến lược) nào của Hoa kỳ cũng được thảo luận và thiết lập cẩn thận, được liên tục áp dụng qua các nhiệm kỳ tổng thống. Như đã đề cập ở trên, Tổng thống Hoa Kỳ thường gặp khó khăn khi đề nghị những chương trình to lớn hoặc táo bạo. Tuy nhiên, điều nầy là sức mạnh của nền dân chủ. Mặc dù các nhà lãnh đạo Hoa kỳ thường phải đương đầu với khó khăn để mang đến các chương trình nghị sự lớn lao quan trọng, nhưng một khi kế hoạch đã được Quốc hội xem xét cẩn thận và thông qua thì nó sẽ được sự hỗ trợ trên toàn quốc. Hơn nữa, một khi một nền dân chủ đưa ra một chiến lược thành công, chính phủ sẽ theo sát kế hoạch một cách liên tục và chuyền qua các nhà lãnh đạo kế tiếp.

 

Thí dụ, sau Thế giới chiến II, Chính phủ Hoa kỳ đã thành lập và áp dụng kế hoạch chính trị địa dư ba điểm căn bản từ năm 1945. Trước hết, Hoa Kỳ xây dựng một hệ thống quốc tế (vẫn còn hiện hữu đến ngày nay) dựa trên luật pháp bằng cách cung cấp an ninh ở các khu vực địa dư chính trị quan trọng (như Tây Âu, Úc Đại Lợi, Canada ..), xây dựng các tổ chức quốc tế (như Liên Hiệp Quốc, NATO, Ngân Hàng Quốc Tế (the World Bank), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (The international Monetary Fund, IMF), v.v. và thúc đẩy thị trường tự do cũng như nguyên tắc chính trị dân chủ trong phạm vi ảnh hưởng của mình.[xi] Kế đến, Hoa kỳ hoan nghênh đón nhận bất kỳ quốc gia nào tuân theo luật lệ quốc tế, ngay cả những cựu thù như Đức Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Điểm thứ ba là Hoa Kỳ làm việc với các đồng minh của mình để bảo vệ hệ thống quốc tế chống lại các quốc gia hoặc phe nhóm thách thức họ, gồm các đối thủ cạnh tranh như Nga và Trung cộng, các quốc gia bất hảo như Iran và Bắc Hàn, và các mạng lưới khủng bố.

 

Hoa kỳ có thể theo đuổi chiến lược dài hạn một phần vì sự ổn định chính trị trong nước[xii]. Trong khi các vị lãnh đạo mới tìm cách cải thiện chính sách của các vị tiền nhiệm, Hoa Kỳ chưa bao giờ có những thay đổi mạnh mẽ trong chiến lược phát xuất từ sự sụp đổ của một hệ thống chính trị và sự trỗi dậy của một hệ thống chính trị khác. Bầu cử dân chủ có thể coi như lộn xộn (như cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua), nhưng không bất ổn bằng các cuộc “cách mạng” hoặc đảo chánh ở một số quốc gia khác.

 

Nói chung, không như các quốc gia độc tài, Hoa kỳ và các nước dân chủ có khuynh hướng trở thành các quốc gia đáng tin cậy hơn, và họ thường xây dựng liên minh khéo léo và có thể tích lũy tài nguyên mà không làm các nước láng giềng sợ hãi. Họ thường đưa ra các quyết định rất chu đáo, sáng suốt về các vấn đề chiến tranh và hòa bình, và tập trung lực lượng an ninh của họ vào kẻ ngoại thù, chứ không vào dân chúng trong nước. Do đó, các chính phủ chuyên chế độc tài điển hình là Trung cộng không thể theo kịp các đặc tính đáng noi gương của Hoa kỳ và các nước dân chủ khác.

 

Không như Hoa kỳ, Trung cộng luôn lo sợ nội loạn hơn là các quốc gia đối thủ và bỏ nhiều nhân lực cũng như tài chánh để kiểm soát người dân của họ. Về phương diện ngoại giao, Trung cộng không khéo léo bằng Hoa kỳ trong vấn đề thiết lập một hệ thống đồng minh. Ngược lại, Trung cộng luôn lấn áp các nước láng giềng và lấn chiếm những lãnh địa tranh chấp, đồng thời không ngại gây chiến với đồng minh của họ như cuộc đánh chiếm một số địa điểm ở biên giới phía Bắc Việt Nam vào năm 1979. [xiii] Cuộc tranh chấp biên giới giữa Trung Cộng và Xô Viết vào năm 1969 đã gần đưa đến chiến tranh giữa hai nước độc tài cộng sản nầy.[xiv] Do đó, nếu chiến tranh xảy ra thì Trung cộng sẽ là một nước cô lập không đồng minh, trong khi đó Hoa kỳ có một hệ thống đồng minh quốc tế rất hùng mạnh.

 

4./ Quyền tư hữu, nền pháp trị và chế độ dân chủ sẽ giúp cho một quốc gia tăng trưởng và phát triển kinh tế hơn là chế độ độc tài đảng trị. Điểm nầy cho thấy rằng Trung cộng sẽ không thể vượt thắng Hoa kỳ. Trong một bài viết trước đây được đăng trên trang liên mạng nầy tôi đã phân tích và nói lên vai trò quan trọng của quyền tư hữu, nền pháp trị và chế độ tự do dân chủ trên sự tăng trưởng và phát triển kinh tế (xem, https://www.exlurohaingoai.org/quye-n-tu-hu-u). Cũng trong một bài viết khác của tôi mang tựa đề “Trung cộng: Một Siêu Cường Quốc trong Tương Lai?” (xem https://www.exlurohaingoai.org/trung-co-ng-mo-t-sieu-cuo-ng-quo-c). Trong bài viết đó, tôi kết luận rằng:

 

“Có một điều mà người viết có thể tiên đoán với một mức tự tin cao: Bao lâu mà Trung Cộng còn bám giữ hệ thống độc đảng cộng sản độc tài, thì bấy lâu Trung Cộng sẽ không thể trở thành một siêu cường quốc trên thế giới. Tiên đoán nầy không dựa vào ý thức hệ mà là dựa trên thực tế: Độc đảng độc tài tạo ra tham nhũng và tham nhũng tạo ra tình trạng kém hiệu năng vì phí phạm tài nguyên và nhân lực. Nhân tài không được sử dụng, tài nguyên được dùng một cách bừa bãi, môi sinh không được bảo vệ và tiền bạc không được dùng để đầu tư phát triển quốc gia mà đa số là đi vào tay giới thống trị và gia đình để tiêu xài một cáchxa hoa và phung phí. Do đó, hệ thống độc đảng chuyên chính tự nó sẽ là một yếu tố ắt có và đủ để khiến Trung cộng không thể trở thành một siêu cường quốc mà còn có thể đưa đến sự sụp đổ của nước nầy.”

     

 

LỜI CUỐI

 

Quan niệm cho rằng Trung cộng sẽ vượt thắng Hoa kỳ vì nước độc đảng độc tài nầy có mưu đồ và kế hoạch dài hạn được thực hiện một cách triệt để là quan niệm hời hợt và thiếu căn cứ. Quan niệm nầy cũng không vững vì nó không kể đến những nỗ lực (thường không quảng cáo rầm rộ) của Hoa kỳ và đồng minh nhằm đối phó với tham vọng bá chủ của Trung cộng cũng như những thử thách to lớn khó vượt qua mà Trung cộng phải đương đầu.[xv] Theo “lý thuyết trò chơi” (game theory), Hoa Kỳ và đồng minh của thế giới tự do chắc chắn phải có kế hoạch đối phó với mưu đồ bá chủ của Trung cộng. Chế độ dân chủ đã giúp cho Hoa kỳ trở thành một siêu cường quốc trên thế giới, đứng đầu về đủ mọi phương diện từ thể thao (nhiều Olympic medals nhất) đến nghiên cứu (nhiều học giả lãnh giải Nobel nhất), kinh tế (GDP cao nhất), và tài chánh (trung tâm tài chính của thế giới) ... mà không cần sự can thiệp của chính phủ. Những ai nghĩ rằng Hoa kỳ thiếu một chiến lược để giữ vững vai trò của một siêu cường quốc, xin mời đọc “Interim National Security Strategic Guidance” của tòa Bạch Ốc, March 2021.[xvi]

 

It’s a big mistake to bet against The United State of America!

 

Phaolo Sáng, 58

(Fairfax, July 14, 2021)

           MỤC LỤC

 

           HOME

 -Lời tâm giao

  

 

            CHỦ ĐỀ:

 

-TÔN GIÁO

-Thánh lễ hằng ngày

-Suy niệm Lời Chúa

-Thánh ca

-Phim ảnh Công giáo

-Sách Công giáo

-Hãy nhìn linh mục như một con người. Họ không phải là Thánh

-Đức Giáo Hoàng Francis: 
“Tôi chưa bao giờ từ chối Bí Tích Thánh Thể cho bất cứ ai”
 

-Chúa có chọn Đức Giáo Hoàng không?

-Tiểu sử của Tân Giáo Hoàng

-Đức Giáo Hoàng Leo ‘là người lý tưởng để lãnh đạo Giáo Hội vào thời điểm này

-Giáo hội năm 2050

-Kho tàng ở tầm tay bạn

-Ai đang ở dưới hỏa ngục?

 

-KINH TÊ

-Trung cộng có thể vượt qua Mỹ để làm bá chủ thế giới?

-Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa kỳ.

-Tư tưởng kinh tế của John M. Keynes

-Mù Chữ Về Kinh Tế Của Công Chúng Hoa Kỳ

-Tại sao trên thế giới  có những quốc gia quá giàu, lại có những quốc gia quá nghèo

-Chỉ số Dow Jones, Nasdaq và S&P 500

-Tăng trưởng và phát triển kinh tế

-Tầm quan trọng của Tư tưởng và Hệ thống kinh tế

-Nguyên Nhân Của Nạn Lạm Phát

-Đầu tư trên thị trường

    chứng khoán

-Bàn Về Thiết Hụt Ngân              Sách  Và Quốc Trái Hoa Kỳ.

-XÃ HỘI

-Vì sao người xuất sắc thường bị hiểu lầm?

-Luận về: "Cái ngu ngốc là tài hiểu lầm"

-NCAA - Nơi ương mầm chồi xuân cho nền thể thao Mỹ quốc

-Phá vỡ 5 huyền thoại sai lầm về lão hóa

-Nhật ký của một linh hồn

-Những cách chữa trị dị thường nhất

-12 sự kiện mở đường thời Internet

-Tầm nhìn của một Thiên tài

-Làm thế nào để trở thành         một Bác sĩ Y khoa?

 

TRUYỆN

-Đêm phù thủy

-Đoạn cuối ...Tình yêu

-Cái chết của gã cao bồi cô độc

-Saigon niềm nhớ không tên 

-Góc kỷ niệm

-Người Mỹ khắc khổ
-Một sáng Chủ nhật

-Tiếng chim gọi đàn

-Tình đến...rồi đi!

-Thương tiếc Michel Thọ

​​THƠ

-Kỷ niệm

-Gởi gắm chút tình thôi

-Saigon bây giờ

-Ngày về

-Đêm nay gió chẳng sụt sùi

-Không đề

-Mưa tháng tư

-Chuyến tàu đêm

-Một thoáng bên đường

-Nhớ thương

-Thơ xướng họa

-Khi dòng sông bật khóc

-Tuổi già...và Thơ

-Bài thơ hạnh ngộ

-Tương phùng

-Thơ thuận nghịch

-Bạn Bè Gặp Lại Nhau

-Thơ con cóc 5

-Bài hành mùa Thu

-BẠN CŨ  TRƯỜNG XƯA

-Exluros Hải ngoại

-Các lớp TCV

-Anh em gặp nhau

-Thương tiếc

-Diễn đàn

-EXLURO SAIGON

-Ký ức một thời đi tu

-Kỷ niệm 60 năm thành lập Chủng việnThánh Giáo hoàng Gioan XXIII – Mỹ Tho.

-Ngày đầu tiên vào Nhà Chúa

-Buổi họp lớp kỷ niệm 61 năm

-Kỷ yếu 150 năm TCV Thánh Giuse Saigon

-160 năm TCV SAIGON

-Hình ảnh Ngày truyền thống            Exluro Saigon 2025

-Dự đám tang LM Phaolo Nguyễn hữu Thời

-Cảm nghĩ về mái trường Chủng Viện Thánh Giuse

 

LƯU TRỮ

Xem lại những bài đã đăng

 

2.gif
newquay.gif
newquay.gif
newquay.gif
newquay.gif
newquay.gif
newquay.gif
bottom of page